Tên gọi của Viện
1. Tên Viện
- Tên gọi bằng tiếng Việt: Viện Nghiên cứu pháp luật kinh tế doanh nghiệp .
- Tên gọi bằng tiếng Anh: Research Institue of Business and Economic Law
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: RIBEL.
2. Viện có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản bằng tiền
Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng.
3. Viện có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, trong quá trình hoạt động
Viện có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định
của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước sở tại. Chi nhánh, văn phòng
đại diện do Viện thành lập và là các đơn vị không có tư cách pháp nhân độc lập
Trụ sở Viện
Trụ sở chính: Số 205A Nguyễn Xí phường 26, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0982 178 279 Di động: 0982 178 279
Website: .................................. Email: phapluatkinhtedoanhnghiep@gmail.com
Tư cách pháp lý của Viện
Viện Nghiên cứu Pháp luật Kinh tế Doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Viện) được thành lập theo Quyết định số 103/QĐ-LHHVN của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Viện là tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2022, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ, Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động, văn phòng đại diện và chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ.
Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại các Ngân hàng và hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập. Viện có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, khi cần thiết có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc tại các địa phương trên cả nước theo quy định của pháp luật và của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Khẩu hiệu hành động của Viện
Kết nối tri thức, kiến tạo giá trị
Vị trí, chức năng của Viện
1. Chức năng
Tập hợp các các nhà khoa học, cán bộ, chuyên gia giàu kinh nghiệm để
thực hiện các đề tài, nhiệm vụ, dự án, chương trình trong các lĩnh vực: nghiên cứu
pháp luật về kinh tế, doanh nghiệp.
2. Nhiệm vụ
a) Nghiên cứu khoa học: Thực hiện các đề tài, nhiệm vụ, dự án, chương trình
trong lĩnh vực: nghiên cứu pháp luật về kinh tế, doanh nghiệp.
b) Dịch vụ khoa học và công nghệ: Tư vấn, phản biện các đề tài, nhiệm vụ,
chương trình, dự án trong lĩnh vực nghiên cứu pháp luật về kinh tế, doanh nghiệp;;
Ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất và đời sống;
Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học; Truyền thông, phổ biến kiến thức khoa
học; Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ
chuyên môn; In ấn các tài liệu và ấn phẩm có liên quan.
c) Hợp tác với các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước để thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Viện.
Cơ cấu tổ chức của Viện
1. Viện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và cán bộ, nhân viên, người lao động.
2. Viện xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ, nhân viên căn cứ vào quy chế và nhu cầu hoạt động của Viện, phù hợp với các quy định của Liên hiệp Hội Việt Nam và pháp luật hiện hành. Ngoài ra, Viện được sử dụng chế độ chuyên gia và cộng tác viên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng
1. Viện trưởng là người đại diện theo pháp luật của Viện, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện trưởng là chủ tài khoản của Viện, chịu trách nhiệm toàn diện trước Hội đồng Sáng lập Viện, Liên hiệp Hội Việt Nam và pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện.
2. Viện trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của Viện;
b) Chịu sự chỉ đạo của Liên hiệp Hội Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của Viện, điều hành và tổ chức thực hiện chế độ quản lý tài chính kế toán của Viện theo quy định của Nhà nước và Liên hiệp Hội Việt Nam;
d) Quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, xử lý vi phạm (nếu có), mức lương và phụ cấp (nếu có) đối với cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc tại Viện theo quy chế của Viện và quy định của pháp luật;
đ) Quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện; Bổ nhiệm, miễm nhiệm các chức danh quản lý trong viện;
e) Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và hợp đồng lao động của Viện.
f) Quyết định thành lập Hội đồng khoa học, bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện;
g) Thay mặt Viện trong hoạt động hợp tác, liên kết quốc tế thuộc phạm vi quyền hạn của Viện;
h) Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện được Liên hiệp hội Việt Nam phê duyệt. 3. Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng. Khi Viện trưởng vắng mặt thì một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng.